Các loại báo cáo thuế phải nộp khi công ty hoạt động

CÁC KHOẢN THUẾ PHẢI NẠP SAU KHI THÀNH LẬP CÔNG TY

Sau khi thành lập công ty và được cấp mã số thuế thì doanh nghiệp BẮT BUỘC nộp các khoản thuế, thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tại Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp phải đóng 4 loại thuế chính bao gồm: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân

Bài viết sau đây Khang Phúc sẽ giúp các doanh nghiệp thêm thông tin liên quan đến thuế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mới thành lập.

  1. Thuế là gì?
  • Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
  • Thuế là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng kí thành lập công ty, được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép kinh doanh, Mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp các khoản thuế sau:

  1. Thuế môn bài
  • Theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP thì các doanh nghiệp thành lập từ 25/02/2020 trở đi đều được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập.
  • Về mức thu lệ phí môn bài được quy định như sau:
  • Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3 triệu đồng /1 năm.
  • Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2 triệu đồng /1năm.
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1triệu đồng/1năm.
  1. Thuế giá trị gia tăng
  • Đây là loại thuế được biết đến rất nhiều hay còn gọi là thuế VAT. Đây là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm, hàng hóa. Mức chịu thuế giá trị tùy thuộc vào đối tượng mà doanh nghiệp kinh doanh thuộc đối tượng chịu thuế 0%, 5%, 10%.
  • Thuế giá trị gia tăng được tính bằng phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp
  • Phương pháp khấu trừ:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

  • Phương pháp trực tiếp:

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

  • Sau khi thành lập doanh nghiệp có phát sinh hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào và hóa đơn giá trị gia tăng đầu ra thì nếu trong tháng phát sinh thuế GTGT đầu ra> thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Ví dụ: Công ty Khang Phúc tại quý 1/2023 thực thiện 1 dự án đã hoàn thành nghiệm thu giá trị là 100 triệu đồng, đã ghi nhận doanh thu và xuất hóa đơn giá trị gia tăng thuế với mức thuế suất 10% là 10 triệu đồng. Chi phí có hóa đơn chứng từ hợp lệ trong quý có giá trị 90 triệu đồng và 9 triệu thuế giá trị được khấu trừ.

Như vậy số thuế GTGT phải nạp trong quý 1/2023 là: 10.000.000 đ- 9.000.000 đ = 10.000.0000đ. Khang phúc phải đóng thuế GTGT vào kho bạc là 1,000,000 đồng

  1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Đây là loại thuế thu trên lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí hợp lí. Khi bạn mở doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá thể mang lại thu nhập đều phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế TNDN phải nộp = Giá tính thuế TNDN * Thuế suất

Hiện nay thì mức thuế suất để tính thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.

Ví dụ: Công ty có doanh thu năm 2022 là 100.000.000 đồng và các khoản chi phí phát sinh bao gồm: giá vốn hàng hóa là 60 triệu đồng, chi phí bán hàng là 10 triệu đồng, chi phí dùng để quản lí là 5 triệu đồng.

Vậy, Lợi nhuận = doanh thu – giá vốn – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp = 100tr – 60tr – 10tr – 5tr = 25tr đồng.

  • Thuế TNDN của công ty bạn sẽ là = 25.000.000 x 20% = 5.000.000 đồng.
  1. Thuế thu nhập cá nhân
  • Đây là loại thuế bắt buộc doanh nghiệp phải đóng thay cho nhân viên, nó sẽ được tính và kê khai hàng tháng hoặc quý và quyết toán theo năm.
  • Cách tính thuế thu nhập cá nhân:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN * Thuế suất

Trong đó:

Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ

Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả

Các khoản giảm trừ bao gồm: Giảm trừ gia cảnh: Đối với bản thân là 11.000.000 đồng/người/tháng. Đối với người phụ thuộc là 4.400.000 đồng/người/tháng.

Ví dụ: Nhân viên B trong tháng có thu nhập như sau:

Lương cơ bản: 20.000.000 đồng; Tiền thưởng: 2.000.000 đồng;

Tiền phụ cấp ăn trưa: 500.000 đồng; Các khoản bảo hiểm phải nộp: 20.000.000 x 10.5% = 2.100.000đồng; Giảm trừ bản thân: 11.000.000 đồng; Đăng ký 1 người phụ thuộc: 4.400.000 đồng.

  • Thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên = 20.000.000 + 2.000.000 – 500.000 = 21.500.000 đồng;
  • Thu nhập tính thuế TNCN của nhân viên = 21.500.000 – 11.000.000 – 4.400.000 – 2.100.000 = 4.000.000 đồng;
  • Thuế TNCN phải nộp = 4.000.0000 x 5% = 200.000 đồng.

Ngoài ra thì tùy vào mỗi hoạt động của công ty sẽ còn phải đóng các loại thuế khác như: Thuế xuất nhập khẩu, Thuế tài nguyên, Thuế tiêu thụ đặc biệt…Nhưng cơ bản tất cả các công ty dù lớn hay nhỏ thì đều phải nạp 4 loại thuế như Khang Phúc vừa nêu trên.

Hy vọng những chia sẽ vừa rồi sẽ giúp chủ doanh nghiệp nắm được các loại thuế khi hoạt động kinh doanh cần phải nạp cơ nhà nước. Hiện nay thì Luật quản lý thuế quản lý theo cơ chế là doanh nghiệp tự khai, tự tính, tự chịu trách nhiệm và tự nộp thuế cũng chính vì thế việc tính toán và tuân thủ các quy định, nguyên tắc mà pháp luật là rất quan trọng để doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ thuế nhà nước.

One thought on “Các loại báo cáo thuế phải nộp khi công ty hoạt động

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *