Nên thành lập công ty hay mở hộ kinh doanh

NÊN THÀNH LẬP CÔNG TY HAY MỞ HỘ KINH DOANH

Bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp giữa thành lập Công ty hay mở mộ kinh doanh?

Bài viết dưới đây sẽ phân tích đặc điểm cũng như những ưu, nhược điểm của hai loại hình doanh nghiệp trên để bạn sẽ đưa ra đáp án nên thành lập Công ty hay mở hộ kinh doanh nhé.

Đối với chủ doanh nghiệp việc lựa chọn loại hình kinh doanh cho doanh nghiệp của mình là rất quan trọng. Nếu lựa chọn đúng loại hình kinh doanh, nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế của chủ doanh nghiệp, kéo theo sự phát triển kinh tế của đất nước.

Nên mở hộ kinh doanh hay công ty

Trước hết để trả lời câu hỏi nên mở Công ty hay Hộ kinh doanh thì đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm thế nào là Hộ kinh doanh? Thế nào là Công ty?

  • Hộ kinh doanh: là do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
  • Công ty: là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ thể thành lập công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức có tư cách pháp nhân.

Ưu nhược điểm của Công ty và Hộ kinh doanh:

  • Đối với Công ty:
  • Đa số các loại hình công ty( trừ công ty hợp danh) chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn bằng tài sản của công ty chứ không phải bằng toàn bộ tài sản của mình nên vẫn có khả năng tham gia góp vốn hoặc thành lập doanh nghiệp khác.
  • Công ty hoạt động với quy mô rộng nên khi có nhu cầu về số đông thành viên cũng sẽ dễ hơn so với hộ kinh doanh là sự giới hạn ít hơn 10 người. Một người nếu có khả năng và có nhu cầu thì có thể thành lập nhiều công ty với đa dạng các ngành nghề khác nhau.
  • Đối với Hộ kinh doanh:
  • Thủ tục thành lập hộ kinh doanh khá đơn giản và dễ dàng. Số vốn tối thiểu để thành lập hộ kinh doanh không quá lớn nên sẽ hạn chế được rủi ro và phù hợp với nhiều người có nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ. Chính vì đặc điểm số lượng dưới 10 lao động, đa phần là những người có mối quan hệ thân thiết gắn bó với nhau nên sẽ dễ dàng trong việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất của hộ kinh doanh.
  • Tuy nhiên Hộ kinh doanh không có tư các pháp nhân và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, do đó mỗi một người chỉ được phép thành lập một hộ kinh doanh duy nhất, muốn thành lập hay muốn tham gia góp vốn hay thành lập công ty khi có nhu cầu thì phải giải thể hộ kinh doanh đang có.

=> Nếu bạn muốn kinh doanh theo quy mô rộng, số lượng nhân công lớn, có nhiều kinh phí và mong muốn mở rộng sản xuất trong tương lai thì có thể ưu tiên lựa chọn một trong các loại hình công ty.

= > Nếu bạn chỉ muốn kinh doanh nhỏ lẻ trong phạm vi gia đình với nhân công ít, quy mô hẹp, dễ dàng quản lý thì nên lựa chọn loại hình hộ kinh doanh.

Khi nào hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp?

Trước đây, với quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP còn có hiệu lực thì khi hộ kinh doanh từ 10 lao động trở lên thì bắt buộc hộ kinh doanh phải thành lập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01.01.2021 khi Luật doanh nghiệp 2020 bắt đầu có hiệu lực. Và nghị định 78/2015/NĐ-CP hết hiệu lực ngày 4/01/2021 thay thế bằng nghị định 01/2021/NĐ-CP không có quy định bắt buộc về việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp.

Vì sao hộ kinh doanh không chuyển đổi trực tiếp sang doanh nghiệp tư nhân

Hộ kinh doanh không muốn chuyển đổi sang doanh nghiệp tư nhân có rất nhiều lý do.

Thứ nhất: là vì thủ tục chuyển đổi rườm rà, doanh nghiệp tư nhân thì sẽ chịu quản lý quy định pháp luật chặt chẽ hơn so với Hộ kinh doanh.Mặt khác, doanh số bán hàng đạt khoảng vài trăm triệu đồng, chủ yếu là khách lẻ, không có nhu cầu về hóa đơn tài chính. Bản thân chủ cửa hàng cũng không cần pháp nhân của doanh nghiệp để vay vốn ngân hàng nên không nhất thiết phải chuyển đổi thành doanh nghiệp.

Thứ hai: trở thành doanh nghiệp, người kinh doanh sẽ phải thực hiện nhiều quy định hơn như: báo cáo thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phòng cháy chữa cháy, đồng nghĩa với việc tăng chi phí.

Như vậy, qua bài viết chắc hẳn chúng ta có thể hiểu được nên mở hộ kinh doanh hay công ty? Khi thành lập Hộ kinh doanh hoặc công ty chúng ta cần phải biết được ưu và nhược điểm của nó, điều kiện thành lập có phù hợp với điều kiện tài chính của mình để có thể đưa ra sự lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất nhằm phát triển kinh tế.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *