VỐN ĐIỀU LỆ LÀ GÌ?
DOANH NGHIỆP CẦN CHỨNG MINH VỐN ĐIỀU LỆ HAY KHÔNG
✔ Vốn điều lệ là yếu tố được chủ doanh nghiệp quan tâm khi tiến hành đăng ký thành lập với cơ quan nhà nước. Vậy vốn điều lệ là gì? Để thành lập công ty thì cần bao nhiêu vốn điều lệ?
✔ Trong bài viết này, Khang Phúc và quý khách hàng cùng tìm hiểu về vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
1. Vốn điều lệ là gì?
✓ Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 đã giải thích cụ thể về khái niệm vốn điều lệ là gì như sau:
- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
- Theo đó, vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản đã đượp góp hoặc cam kết góp bởi các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
- Vốn điều lệ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vốn điều lệ có nghĩa ý quan trọng trong việc xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên trong công ty. Từ đó, làm căn cứ để phân chia lợi nhuận, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên tham gia góp vốn.
- Ngoài ra, vốn điều lệ đôi khi còn cho thấy quy mô, năng lực và vị trí của công ty trên thị trường. Đối tác khách hàng sẽ có thể tin tưởng, giao dịch với công ty đối tác có vốn điều lệ lớn.
2. Thời hạn góp vốn
✓ Góp vốn đủ từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký.
3. Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp không?
✓ Bên cạnh nội dung vốn điều lệ là gì, nhiều người cũng đặc biệt quan tâm đến việc có phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp hay không.
✓ Hiện nay pháp luật không quy định về nghĩa vụ chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp. Tại các bước đăng ký thành lập, doanh nghiệp cũng không cần chứng minh vốn điều lệ.
Theo đó, vốn điều lệ do doanh nghiệp tự đăng ký và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai.
✓ Tuy nhiên, nếu ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có yêu cầu vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định, trường hợp yêu cầu vốn ký quỹ thì doanh nghiệp sẽ cần phải chứng minh.
Bưu điện Thành Phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Khang Phúc
4. Vốn điều lệ bao nhiêu là đủ?
✓ Hiện nay, Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định mức vốn điều lệ cụ thể đối với doanh nghiệp nói chung. Tùy vào khả năng kinh tế của chủ sở hữu và mục đích hoạt động mà doanh nghiệp sẽ tự quyết định mức vốn điều lệ cụ thể. Thông thường doanh nghiệp sẽ xem xét đến các yếu tố sau để quyết định vốn điều lệ:
– Khả năng tài chính của chủ sở hữu;
– Phạm vi, quy mô hoạt động của doanh nghiệp;
– Chi phí hoạt động thực tế của doanh nghiệp sau khi thành lập;
✓ Trường hợp kinh doanh những ngành nghề có điều kiện về vốn pháp định (ví dụ như dịch vụ bảo vệ, ngân hàng, bảo hiểm,…) hoặc yêu cầu phải ký quỹ (như dịch vụ sản xuất phim, cho thuê lại lao động…) thì vốn điều lệ tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định hay ký quỹ theo như quy định.
5. Nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp?
✓ Trừ khi kinh doanh các các ngành, nghề yêu cầu mức vốn tối thiểu, còn lại doanh nghiệp được tùy chọn mức vốn điều lệ. Mức vốn điều lệ này không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng có ảnh hưởng trực tiếp tới mức lệ phí môn bài doanh nghiệp phải đóng.
✔ Ví dụ:
☆ Vốn điều lệ doanh nghiệp > 10 tỷ đồng thì lệ phí môn bài hàng năm là 3 triệu đồng.
☆ Vốn điều lệ doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở xuống thì lệ phí môn bài hàng năm là 2 triệu đồng.
✓ Tùy vào quy mô kinh doanh mà doanh nghiệp cần đăng ký cho mình mức vốn điều lệ phù hợp nhưng cũng cần tính đến khoản lệ phí môn bài phải nộp hằng năm.
☑ Qua những quy định và phân tích trên, có thể trả lời cho câu hỏi vốn điều lệ là gì, vốn điều lệ có cần chứng minh khi thành lập công ty hay không?
☑ Hy vọng những thông tin chia sẽ của Khang Phúc sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vốn điều lệ khi thành lập công ty và đưa ra quyết định hợp lý khi đăng ký với cơ quan nhà nước.