Công ty có bắt buộc có kế toán không?
Nếu bạn đang có ý định mở doanh nghiệp hoặc bạn đang điều hành doanh nghiệp thì Khang Phúc tin chắc rằng bạn đã xác định được việc xử lý các hoạt động tài chính của công ty là điều bạn cần đảm bảo trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Khi đó, bộ phận kế toán chính là bộ phận quan trọng, giúp giải quyết các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
Hiện nay, mỗi công ty đều cần có bộ phận kế toán. Bộ phận này góp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Thông qua bộ phận kế toán, các nhà quản lý có thể theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, bao gồm quá trình sản xuất, theo dõi thị trường và kiểm soát nội bộ. Từ đó đưa ra đánh giá và hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp trong tương lai.
Có rất nhiều câu hỏi được gửi đến Khang Phúc về nội dung: “Công ty TNHH MTV có cần kế toán hay không” Hoặc “Công ty siêu nhỏ thì có cần kế toán cố định hay không?” Hoặc “Công ty gia đình muốn giảm gánh nặng chi phí thì có thể thuế kế toán ngoài làm partime dịch vụ không?”
Để trả lời chính xác nhất các câu hỏi trên thì Khang Phúc gửi các bạn quy định hiện hành:
“Đơn vị kế toán còn được gọi là tổ chức kế toán; là nơi diễn ra các hoạt động kiểm soát tài sản và tiến hành các công việc, các nghiệp vụ sản xuất, kinh doanh. Các đơn vị này là nơi cần phải thực hiện việc ghi chép, thu nhận, xử lý, cung cấp thông tin, tổng hợp và lập báo cáo cho doanh nghiệp, tổ chức.”
Điều 2 Luật Kế toán 2013 quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng áp dụng của Luật này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
b) Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
c) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
d) Hợp tác xã;
đ) Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
e) Người làm kế toán, người khác có liên quan đến kế toán.
2. Đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác, Chính phủ quy định cụ thể nội dung công tác kế toán theo những nguyên tắc cơ bản của Luật này.”
Theo điểm c khoản 1 Điều 2 thì đơn vị kế toán cũng bao gồm cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Như vậy thì công ty TNHH cũng là một đơn vị kế toán.
Điều 48 Luật kế toán 2003 quy định về tổ chức bộ máy kế toán như sau:
“Điều 48. Tổ chức bộ máy kế toán
1. Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán.
2. Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng. Trường hợp đơn vị kế toán chưa bố trí được người làm kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê người làm kế toán trưởng (sau đây kế toán trưởng và người phụ trách kế toán gọi chung là kế toán trưởng).
3. Trường hợp cơ quan, doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên và đơn vị kế toán cấp cơ sở thì tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định tại khoản 1 Điều 48 thì đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán.
Như vậy, công ty phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê làm kế toán theo quy định.
Khang Phúc tin rằng những chia sẽ thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu được kế toán là một bộ phận không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn chúng ta mới thành lập mới bước chân trên hành trình xây dựng công ty thì chúng ta nên chọn người kế toán có năng lực, có kinh nghiệm, có trách nhiệm để có thể xử lý nắm bắt quy định của pháp luật, hoặc chúng ta có thể thuê đơn vị dịch vụ kế toán thuế uy tín thực hiện các công tác kế toán.